Slogan

ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN KÉO DÀI Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở nhiều người bệnh ung thư. Người bệnh được coi là táo bón khi đại tiện không thường xuyên (≤ 3 lần/tuần), phân cứng, cảm giác đại tiện không hết phân, phải dùng các biện pháp để kích thích đại tiện được.

Với người bệnh ung thư, táo bón có thể do các nguyên nhân sau:

- Giảm khẩu phần ăn: dưới tác động của bệnh và/hoặc can thiệp điều trị, người bệnh ung thư thường chán ăn hoặc ăn kém, do đó không đủ lượng thực phẩm để tạo khuôn phân đủ lớn gây kích thích nhu động ruột đều đặn hàng ngày.

- Hạn chế vận động: người bệnh ung thư dễ bị mệt mỏi, do đó hạn chế vận động thể lực. Điều này cũng làm giảm nhu động ruột, dẫn tới tăng nguy cơ táo bón.

- Tác dụng phụ trong điều trị hóa xạ trị ở người bệnh ung thư

Táo bón do rất nhiều nguyên nhân, do đó tiếp cận điều trị táo bón cũng rất khác nhau ở mỗi người bệnh. Sơ đồ tiếp cận điều trị thường như sau:


 

Để dự phòng táo bón, người bệnh cần:

- Đảm bảo khẩu phần ăn:

Việc đảm bảo khẩu phần ăn rất quan trọng ở người bệnh ung thư, phòng ngừa sụt cân và suy kiệt do ung thư, đồng thời ngừa táo bón. Người bệnh nên đa dạng thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm nhiều dinh dưỡng, tránh ăn đồ đóng gói/ đồ ăn công nghiệp (như mì tôm, thịt hộp, xúc xích…). Mục tiêu là không để cơ thể tiếp tục sụt cân và cũng phòng ngừa tăng cân nhanh dẫn tới thừa cân- béo phì.

  • Lượng rau mỗi bữa nên đảm bảo 200- 250gr, ưu tiên các loại rau lá.
  • Trái cây: nên ăn mỗi lần 100- 150gr, mỗi ngày 250-300gr.
  • Nên thêm các loại hạt trong khẩu phần ăn như lạc, vừng…
  • Sử dụng gạo lứt hoặc gạo lật nảy mầm nếu có.

- Tăng cường vận động thể lực:

Mỗi ngày, người bệnh nên vận cơ khoảng 60- 90 phút, có thể chia nhiều lần trong ngày, phù hợp với tình trạng thể lực. Với người bệnh nặng, không tự vận cơ được thì người nhà có thể hỗ trợ tập.

- Việc sử dụng chất xơ hoặc các thuốc hỗ trợ nhu động ruột/kích thích nhu động ruột: cần thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của nhân viên y tế.

CN. Nguyễn Thị Kim Huế - Khoa Dinh Dưỡng

 

Share: