Slogan

TẠI SAO PHẢI TẦM SOÁT UNG THƯ VÀ LÀM SAO ĐỂ TẦM SOÁT

Tầm soát ung thư là thực hiện những xét nghiệm trên những người khỏe mạnh, chưa có triệu chứng của bệnh. Thông qua những xét nghiệm cận lâm sàng, Bác sĩ có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi bệnh còn khả năng điều trị triệt để.


Tại sao tầm soát nên được thực hiện ở những người khỏe mạnh?

Xét nghiệm tầm soát nhằm mục đích phát hiện ra ung thư ở những người chưa có triệu chứng của bệnh. Ví dụ như ung thư phổi, nếu một người có triệu chứng –nguyên nhân có thể do ung thư phổi hoặc do bệnh lí khác, cần thực hiện xét nghiệm để tìm bệnh lí cơ bản. Xét nghiệm này nhằm mục đích chẩn đoán bệnh không phải mục đích tầm soát.

          Để đạt được lợi ích từ việc tầm soát, bạn cần phải có một sức khỏe tốt. Sức khỏe tốt giúp bạn có thể vượt qua cuộc phẫu thuật hoặc những liệu pháp điều trị khác một khi ung thư được phát hiện.

Có những phương tiện tầm soát ung thư nào?

          Có nhiều phương pháp tầm soát ung thư, tổng quan có thể chia thành các nhóm sau:

  • Hỏi bệnh và khám bệnh: Giúp kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn, và các dấu hiệu bệnh lí, như: những nốt, sang thương hoặc bất cứ thứ gì không giống với bình thường.
  • Xét nghiệm: kiểm tra mẫu mô, mẫu máu, mẫu nước tiểu hoặc các chất khác trong cơ thể của bạn gợi ý đến các ung thư.
  • Hình ảnh học: Những phương tiện tạo ra hình ảnh của các bộ phận bên trong cơ thể bạn, giúp khảo sát các bất thường về mặt cấu trúc và chức năng của những cơ quan đó, qua đó gợi ý những hình ảnh sớm nhất có thể của khối u.
  • Kiểm tra genes: Là những xét nghiệm để tìm các đột biến gen có liên quan đến một vài loại ung thư.

Lợi ích và nguy cơ của tầm soát ung thư là gì?

Mỗi phương tiện tầm soát đều có lợi ích và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, vì lí do đó nên bạn cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất kì xét nghiệm tầm soát ung thư nào. Lợi ích của tầm soát ung thư là phát hiện các tổn thương tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm nhất khi chúng chưa có biểu hiện triệu chứng, những giai đoạn này có thể được điều trị triệt để.

        Bất lợi có thể gặp phải là kết quả dương tính giả, khi bác sĩ quan sát thấy những hình ảnh giống với ung thư nhưng thực sự không phải ung thư. Kết quả này sẽ dẫn đến việc thực hiện nhiều xét nghiệm, tốn kém nhiều về tiền bạc và thời gian, ngoài ra còn mang lại cảm giác lo lắng cho người tầm soát.

Bất lợi gặp phải tiếp theo là chẩn đoán quá mức, khi bác sĩ tìm thấy những thứ nghi ngờ sẽ tiến triển thành ung thư. Điều này dẫn đến những điều trị không thực sự cần thiết, được gọi là điều trị quá mức.

          Một vài bất lợi khác có thể gặp phải khi tầm soát như: Đau trong quá trình làm thủ thuật, hoặc việc tiếp xúc với tia phóng xạ từ chụp nhũ ảnh trong tầm soát ung thư vú, hoặc chụp CT scan liều phóng xạ thấp trong tầm soát ung thư phổi. Mặc dù liều phóng xạ của các xét nghiệm này là tương đối thấp nhưng nếu thực hiện lặp lại nhiều lần sẽ mang lại nhiều bất lợi cho bạn.

     Theo: Ruy băng tím, National cancer Institute

 

Share: