Trong quá trình đối diện với điều trị ung thư, việc tham vấn ý kiến từ một bác sĩ khác để có thêm thông tin và các lựa chọn điều trị là rất bình thường. Bạn có thể muốn nhờ một bác sĩ khác xem và đọc kết quả xét nghiệm, chụp chiếu của mình, chia sẻ về hoàn cảnh cá nhân, và có thể cho bạn những lời khuyên hoặc các lựa chọn khác. Việc tham vấn ý kiến y khoa thứ hai (từ một chuyên gia khác không phải bác sĩ điều trị) có thể giúp bạn cảm thấy vững tâm hơn về chẩn đoán và kế hoạch điều trị của mình.
Hình 1. Tham vấn ý kiến y khoa thứ hai có thể giúp bệnh nhân và người chăm sóc vững tâm hơn trong quá trình điều trị (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Có đủ thời gian để chờ tham vấn ý kiến y khoa thứ hai không?
Bạn chỉ nên đưa ra các quyết định điều trị sau khi đã có đủ thông tin mà bạn cần về chẩn đoán, tiên lượng bệnh, và các lựa chọn điều trị khả thi. Quá trình thu thập thông tin này cần thời gian, và phụ thuộc vào loại ung thư của bạn. Một số loại ung thư có thể cần đưa ra quyết định điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, thông thường bạn có thể có một khoảng thời gian để cân nhắc và bạn thực sự nên suy nghĩ về chúng. Nếu bạn đang băn khoăn về việc trì hoãn điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình.
Tại sao nên tham vấn ý kiến y khoa thứ hai?
Các lý do tham vấn ý kiến y khoa thứ hai bao gồm:
Ghi nhớ những gì bác sĩ nói
Khi bạn đang căng thẳng hoặc lo sợ, việc nghe hiểu những thông tin phức tạp trở nên khó khăn. Và đôi khi, bác sĩ không để ý tới điều đó mà sử dụng những từ mà bạn không hiểu. Nếu có điều gì không hiểu, hãy nhờ bác sĩ giải thích lại cho bạn.
Thậm chí ngay cả khi bác sĩ giải thích rất cẩn thận, có khả năng bạn không thể nghe hết hoặc nhớ hết những điều bác sĩ nói. Có một số cách giúp bạn ghi nhớ toàn bộ lời bác sĩ nói.
Thậm chí sau khi bác sĩ đã giải thích rất kỹ với bạn về bệnh tình của mình, bạn vẫn có thể quyết định tham vấn ý kiến y khoa thứ hai.
Làm thế nào để nói chuyện với bác sĩ về việc tham vấn ý kiến y khoa thứ hai
Một số người cảm thấy khó khăn khi phải nói với bác sĩ điều trị của mình rằng họ muốn tham vấn ý kiến y khoa thứ hai. Hãy nhớ rằng việc này là hết sức bình thường, và các bác sĩ hoàn toàn thoải mái với đề nghị này. Nếu bạn không chắc làm thế nào để mở lời, có một số cách sau đây có thể giúp bạn mở đầu cuộc hội thoại:
Quy trình tham vấn ý kiến y khoa thứ hai: một số lưu ý
Trước khi bắt đầu tìm kiếm ý kiến y khoa thứ hai, hãy liên hệ với công ty bảo hiểm để hiểu rõ những mục mà chính sách bảo hiểm của bạn chi trả. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần tham vấn ý kiến y khoa thứ hai từ một bác sĩ trong danh sách có sẵn của công ty bảo hiểm trước khi công ty bảo hiểm chi trả chi phí điều trị cho bạn.
Việc bạn có thể cung cấp các thông tin cụ thể và chính xác về chẩn đoán và kế hoạch điều trị cho bác sĩ tham vấn thứ hai là vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo rằng bạn có sẵn đầy đủ các giấy tờ sau và luôn luôn giữ lại bản chụp cho chính mình:
Bạn có thể đề nghị bác sĩ điều trị hiện tại cung cấp một bản tóm tắt bệnh án. Nếu bạn đã từng điều trị hoặc làm một số xét nghiệm ở một bệnh viện hoặc phòng khám khác, bạn có thể liên hệ để xin lại các kết quả này. Đôi khi bạn có thể gửi yêu cầu cung cấp các kết quả này online qua cổng thông tin bệnh nhân nếu bệnh viện có.
Quyết định nơi tham vấn ý kiến y khoa thứ hai
Hãy nói với bác sĩ điều trị nếu bạn mong muốn tham vấn ý kiến y khoa thứ hai. Phần lớn các bác sĩ sẽ hiểu giá trị của ý kiến thứ hai và họ không cảm thấy khó chịu khi bệnh nhân có nhu cầu này. Họ thậm chí còn có thể giới thiệu cho bạn một bác sĩ khác để bạn tham vấn. Các nơi có thể tìm bác sỹ chuyên khoa ung thư để tham vấn ý kiến y khoa: các bệnh viện đa khoa có khoa ung bướu, các trung tâm ung bướu, các bệnh viện chuyên khoa ung bướu.
Sau khi đã có ý kiến y khoa thứ hai
Hình 2. Trao đổi trực tiếp giữa các bác sĩ sau khi có ý kiến thứ hai
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Mặc dù các bệnh nhân ung thư có xu hướng ngày càng tìm đến tham vấn ý kiến y khoa thứ hai thường xuyên hơn, các nghiên cứu chứng minh lợi ích của việc này là không rõ ràng. Nếu ý kiến thứ hai khác với ý kiến ban đầu của bác sĩ điều trị, dưới đây là một số gợi ý có thể có ích cho bạn:
Nguồn: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS): https://www.cancer.org
Đường dẫn: https://www.cancer.org/cancer/managing-cancer/finding-care/seeking-a-second-opinion.html truy cập ngày 27/4/2024
Biên dịch: DS. Chu Hà My - Khoa Dược, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Hiệu đính: ThS. BS. Nguyễn Thanh Hằng - Phòng Hợp tác quốc tế và Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội