Slogan

UNG THƯ CÓ THỂ TRỊ LÀNH, ĐỪNG ĐỂ CƠ HỘI TRÔI QUA!

Nghĩ đến bệnh ung thư, nhiều người hình dung trong đầu rằng không thể chữa khỏi, thậm chí có không ít người bệnh và gia đình của họ còn quan niệm “không đụng dao kéo”. Thế nhưng, chính những quan niệm sai lầm, sự chần chừ đã khiến cơ hội của người bệnh trôi qua một cách đáng tiếc. Điển hình như trường hợp dưới đây của bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt dưới hàm xâm lấn rất rộng cũng bởi sự chần chừ và chủ quan của bệnh nhân và gia đình.

Bệnh nhân phát hiện khối u vùng dưới hàm phải từ hơn chục năm trước, to dần lên âm thầm, không gây khó chịu nên bệnh nhân cũng không khám và điều trị gì cho đến gần đây, u to lên nhanh và có dấu hiệu không di động thì mới đi khám.

Theo bác sĩ tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt dưới hàm giai đoạn 4, được điều trị phẫu thuật cắt rộng u, tạo hình lại vùng dưới hàm do u xâm lấn rộng ra da và xạ trị sau mổ. Điều đáng tiếc là nếu bệnh nhân đến sớm thì việc điều trị phẫu thuật không quá phức tạp, thậm chí sau khi phẫu thuật không cần điều trị thêm mà chỉ cần theo dõi, đặc biệt tiên lượng lại tốt. Tuy nhiên do đến muộn nên bệnh điều trị phức tạp, tiên lượng cũng không được khả quan.

Khối ung thư tuyến nước bọt dưới hàm xâm lấn rất rộng

Khối u tuyến nước bọt là loại khối u hiếm gặp có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng, chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ. Trong đó, ung thư tuyến nước bọt dưới hàm chỉ chiếm khoảng 8 - 15% trong tổng số người bệnh. Ung thư tuyến nước bọt tuy là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao. Vì vậy, người bệnh cần lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến nước bọt:

· Có cục hoặc sưng trong miệng, má, hàm hoặc cổ

· Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ

· Có khác biệt giữa kích thước và/hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u

· Tê ở một phần khuôn mặt

· Có yếu các cơ ở một bên mặt

· Khó mở miệng rộng hơn

· Có dịch bất thường chảy ra từ tai

· Khó nuốt

Một số các dấu hiệu và triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các khối u tuyến nước bọt lành tính (không phải ung thư) hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong số này, người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa ung bướu để có thể được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I, tuyến cuối trong điều trị ung thư của người dân trên khắp cả nước. Không chỉ quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị ung thư, trang thiết bị bệnh viện cũng được đầu tư đồng bộ, bao gồm các thiết bị công nghệ cao đặc biệt như: Máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA, máy chụp cắt lớp vi tính CT 64, CT 128, máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla, máy gia tốc tuyến tính Linac 6MV/IMRT, 6/15MV, máy xạ hình SPECT, máy chụp PET/CT… giúp quá trình tầm soát và điều trị ung thư được chính xác và đạt kết quả tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng đang triển khai chương trình khám tầm soát ung thư sớm với các gói khám từ cơ bản đến nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ở các điều kiện kinh tế khác nhau.

Để tìm hiểu chi tiết các gói khám vui lòng truy cập: Dịch vụ khám tầm soát ung thư

Để được tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám vui lòng liên hệ tổng đài: 19001070 (8h00 đến 18h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu).

 

 

 

Share: