Chế độ ăn này còn được gọi là gì?
Chế độ ăn ít năng lượng còn được gọi là chế độ ăn ít calo hoặc chế độ ăn giảm cân.
Chế độ ăn này hỗ trợ bệnh nhân đang điều trị ung thư như thế nào?
Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây tăng cân cho bệnh nhân theo thời gian. Cụ thể, corticosteroid và liệu pháp hormone có thể gây tăng cân. Chế độ ăn ít năng lượng giúp bệnh nhân tránh bị tăng cân trong giai đoạn điều trị và giúp giảm cân khi kết thúc điều trị.
Nếu bạn bị thừa cân vào thời điểm được chẩn đoán ung thư, bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình về việc thực hiện chế độ ăn ít năng lượng. Bạn có thể cân nhắc kế hoạch giảm cân bao gồm chế độ ăn và thể dục. Thừa cân dẫn đến tiên lượng xấu hơn trong một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư lưỡi. Thừa cân còn có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, và ung thư nội mạc tử cung.
Những hướng dẫn cơ bản của chế độ ăn ít năng lượng là gì?
Ba nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn ít năng lượng là:
● Tránh đồ ăn nhiều năng lượng
● Theo dõi khẩu phần ăn để hạn chế ăn quá mức
● Tránh các đồ uống có đường
Bạn có thể ăn bất kì loại thức ăn nào bạn muốn miễn bạn ăn một cách điều độ. Bạn cần để ý đối với những đồ ăn năng lượng cao. Không phải tất cả những thức ăn nhiều năng lượng đều xấu cho bạn. Các loại hạt có vỏ của quả hạch và quả bơ là hai ví dụ về những thức ăn nhiều năng lượng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên giảm ăn những loại thức ăn này để giảm thiểu tổng lượng calo ăn vào.
Các loại thức ăn trong chế độ ăn ít năng lượng
NHÓM THỨC ĂN | LOẠI THỰC PHẨM/THỨC ĂN |
Sữa và các chế phẩm sữa | Sữa ít béo Sữa ít béo không lactoseS ữa chua ít béo không đường (Sữa chua Hi Lạp hoặc sữa chua truyền thống) Phô mai cottage ít béo Một số loại đồ uống thay thế sữa (các loại sữa hạt làm từ đậu nành, hạnh nhân, dừa, hạt điều và hạt gai dầu) |
Rau củ | Tất cả các loại rau củ tươi Tất cả các loại rau củ đông lạnh Các loại rau củ đóng hộp ít muối (nên được chắt nước và rửa sạch) |
Hoa quả và nước ép | Tất cả các loại trái cây tươi Tất cả các loại trái cây đông lạnhCác loại nước ép không đường |
Bánh mì và ngũ cốc | Các sản phẩm nguyên cám bao gồm: bánh mì, nui, mì ống, bánh quy và ngũ cốc Gạo lứt Yến mạch Hạt diêm mạch Hạt đại mạch Bỏng ngô nhạt không tẩm (gia vị/đường/muối/bơ/dầu ăn) |
Thịt và các thực phẩm thay thế thịt | Gà hoặc gà tây bỏ da và xương Thịt thăn hoặc thịt mông (bò, lợn, và cừu) Cá Các loại thủy sản có vỏ Trứng và lòng trắng trứng Hạt đậu các loại Đậu hạt đóng hộp ít muối (nên được chắt nước và rửa sạch) Đậu phụ Tương nén Các loại hạt có vỏ từ quả hạch (giới hạn 28g một bữa) Bơ hạt (giới hạn 2 thìa canh (khoảng 14g) một bữa Các loại hạt |
Chất béo | Dầu ô liu (giới hạn 1 thìa canh một bữa) Dầu hạt cải (giới hạn 1 thìa canh một bữa) Các loại dầu hạt (giới hạn 1 thìa canh một bữa) Quả bơ (giới hạn ½ quả một bữa) Xốt mayonnaise ít béo (giới hạn 2 thìa canh một bữa) Bơ nhẹ (giới hạn 1 thìa canh một bữa) |
Đồ uống | Nước lọc Nước lọc có ga Trà Cà phê |
Các loại thức ăn nên tránh trong chế độ ăn ít năng lượng
NHÓM THỨC ĂN | CÁC LOẠI THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ |
Sữa và các chế phẩm sữa | Sữa hoặc sữa chua nguyên kem Các loại phômai nguyên kem (Phômai mozzarella, phômai Thụy Sĩ, phômai Cheddar, phômai provolone, và phômai Gouda) Các loại phômai chế biến hoặc đóng gói (phômai Mĩ hoặc hầu hết các loại sốt phômai) Bánh puddinag Các loại kem từ sữa Kem đá lạnh |
Rau củ | Các loại rau củ chiên rán ví dụ như khoai tây chiên |
Hoa quả và nước ép | Hoa quả đóng hộp ngâm siro Nước quả có thêm đường Hoa quả khôCác loại mứt và thạch |
Bánh mì và ngũ cốc | Các loại ngũ cốc có đường Các loại bánh nướng như bánh quy, bánh ngọt, và các bánh bột mì khác |
Thịt và các thực phẩm thay thế thịt | Mỡ hoặc thịt có dắt mỡ Thịt gia cầm chưa bỏ da hịt lợn, thịt gia cầm, cá, hoặc các loại thủy sản có vỏ tẩm bột và chiên rán. |
Chất béo | Dầu thực vật Mỡ động vật Xốt mayonnaise nguyên kem Bơ |
Những loại thuốc cần tránh khi ăn chế độ ăn này
Không có loại thuốc nào cần tránh khi ăn chế độ ăn này. Tuy nhiên bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn cảm thấy phân vân.
Những than phiền thường gặp của mọi người khi ăn chế độ ăn ít năng lượng và cách để khắc phục
THAN PHIỀN | CÁCH KHẮC PHỤC |
Quá tốn công | Hãy dành thời gian để lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn chính và bữa nhẹ cho mình |
Tôi luôn luôn cảm thấy đói | Uống nước hoặc các loại đồ uống không có năng lượng trước khi bạn tìm tới đồ ăn Lựa chọn thực phẩm giàu protein cho bữa ăn của mình Lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ và nhiều nước Ăn một số đồ ăn nhẹ giữa các bữa chính Đi bộ. Chúng ta thường xuyên tìm tới đồ ăn bởi vì buồn chán chứ không phải vì thực sự đói |
Tôi không thích ngũ cốc nguyên cám | Chỉ sử dụng một nửa thành phần nguyên cám khi nấu ăn, ví dụ như trộn gạo lứt với gạo trắng khi nấu cơm sẽ làm dễ ăn hơn |
Tôi không thích rau củ | Trộn lẫn rau củ trong những món như trứng tráng, sốt mì ống, hoặc thịt hầm Ăn đậu quả, ngũ cốc nguyên cám, hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất |
Một số mẹo cho những người đang theo chế độ ăn này
- Phân chia bữa chính và bữa phụ đều nhau trong cả ngày, nhờ đó ngăn chặn việc ăn quá nhiều trong bữa kế tiếp và giúp cơ thể có đủ năng lượng cả ngày.
- Sử dụng những phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn, như nướng, luộc hoặc hầm thay thế cho chiên rán. Nấu thức ăn trong nước dùng hoặc nước lọc thay vì dầu ăn cũng có thể giúp làm giảm lượng calo ăn vào.
- Sử dụng cốc đong hoặc thìa đong để đo khẩu phầu chính xác
- Theo dõi lượng thức ăn trong một ngày giúp bạn tuân thủ kế hoạch ăn uống. Bạn có thể dùng giấy bút, ghi chú trên điện thoại, hoặc thử sử dụng ứng dụng trên điện thoại hoặc trang web như MyFitnessPal hoặc LoseIt
Nguồn: Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering https://www.mskcc.org/
Đường dẫn: https://www.mskcc.org/experience/patient-support/nutrition-cancer/diet-plans-cancer/low-calorie-diet
Biên dịch: BS.Vũ Thu Uyên - Khoa Nội Vú, Phụ khoa, Đầu cổ Theo yêu cầu
Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Thanh Hằng – Phòng HTQT-NCKH