Mọi người sử dụng mạng Internet để tìm kiếm các thông tin liên quan đến bệnh ung thư vì:
- Họ không nhận được đủ thông tin mà họ mong muốn từ bác sĩ
- Họ muốn có nhiều thông tin nhất có thể
- Muốn tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm và cộng đồng
- Có người thân hoặc bạn bè mắc bệnh ung thư và họ muốn tìm hiểu thêm thay vì đặt quá nhiều câu hỏi.
Sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thông tin
Có thể tìm kiếm thông tin về các phương pháp điều trị ung thư bổ sung và thay thế một cách dễ dàng và hiệu quả thông qua mạng Internet. Tuy nhiên, thật khó để biết được trang web nào cung cấp thông tin đáng tin cậy trong hàng triệu trang web.
Nguồn ảnh: Internet
Phạm vi của các thông tin dao động từ đúng và hữu ích đến nguy hiểm và không chính xác.
Một nghiên cứu vào năm 2023 tại Vương quốc Anh đã đánh giá 23 trang web về y học bổ sung và thay thế. Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các trang web cung cấp thông tin có giá trị và đáng tin cậy. Tuy nhiên họ không chứng minh điều này thông qua các bằng chứng khoa học chính xác. Họ cho rằng một số ít trang web chứa đựng thông tin nguy và cung cấp những lời khuyên có thể gây hại.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chất lượng thông tin rất đa dạng. Nhiều trang web ủng hộ các phương pháp chưa được chứng minh và một vài phương pháp trong số đó rất nguy hiểm. Đây chỉ là một nghiên cứu. Nhưng nó cho thấy tầm quan trọng của việc truy cập thông tin tin cậy và chính xác.
Dưới đây là một số mẹo hữu ích dành cho bạn nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc phân biệt trang web nguy hiểm và trang web đáng tin cậy.
Cách tìm kiếm thông tin đáng tin cậy
Cần lưu ý một số điều sau khi kiểm tra xem trang web bạn truy cập có uy tín hay không
Đặt 4 câu hỏi đơn giản về một trang web có thể giúp kiểm tra tính đáng tin cậy của thông tin về các phương pháp điều trị ung thư thay thế.
Với mỗi trang web mà bạn tìm kiếm, hãy tự hỏi:
- Trang web có miêu tả phương pháp điều trị như một biện pháp chữa trị cho ung thư không?
- Trang web có nói rằng phương pháp điều trị không có tác dụng phụ không?
- Có thể mua phương pháp điều trị hoặc đặt lịch điều trị trực tuyến từ trang web này không?
- Có các bài đánh giá từ bệnh nhân trên trang web không?
Nếu câu trả lời của bạn cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này là "có", đặc biệt là đối với hai câu hỏi đầu tiên, thì nó nên là một tín hiệu cảnh báo.
Càng nhiều câu trả lời "có", càng có khả năng là thông tin không chính xác. Và không có bằng chứng khoa học nào để ủng hộ việc sử dụng phương pháp điều trị đó.
Trả lời "không" cho tất cả các câu hỏi này có khả năng cao là dấu hiệu cho thấy thông tin trên trang web đáng tin cậy và dựa trên bằng chứng khoa học.
Tuy nhiên, chỉ những câu hỏi này không phải lúc nào cũng đủ để đảm bảo rằng một trang web là đáng tin cậy.
Ai là tác giả của bài viết và ai là người đánh giá thông tin
Bạn nên tìm kiếm thông tin chi tiết về tác giả của các thông tin được đăng trên trang web. Hãy xem xét trình độ chuyên môn và bằng cấp của tác giả xem có liên quan đến thông tin được viết trên trang web hay không.
Ví dụ, tại trang web này, bạn có thể tìm hiểu về đội ngũ viết bài và biên tập. Và cả những người đánh giá từ bên ngoài về trang web.
Kiểm tra xem thông tin có được cập nhật không. Các trang web đáng tin cậy thường xuyên đánh giá và cập nhật thông tin của họ. Các bài viết nên thể hiện rõ ràng thời gian thông tin được cập nhật lần cuối cùng.
Bạn cũng có thể kiểm tra:
- có thông tin rõ ràng về trình độ, bằng cấp của người đánh giá/duyệt thông tin không
- thông tin trên trang web có được lấy về từ các nguồn thông tin đáng tin cậy không
- thông tin về ban biên tập của trang web có phù hợp không
- chi tiết về chính sách liên kết của trang web, liệu các liên kết trên trang là ngẫu nhiên hay chủ yếu là những liên kết được tài trợ.
Ai là người trả tiền để duy trì trang web
Bạn có thể tìm thấy thông tin về người chịu trách nhiệm sản xuất hoặc tài trợ trên trang chủ. Điều này giúp bạn quyết định liệu trang web hoặc một bài viết cụ thể trên trang này có đáng tin hay không.
Kiểm tra xem đơn vị tài trợ cho trang web có đang cố bán cho bạn sản phẩm của họ không. Và hãy nghĩ về lợi ích của họ trong việc này.
Ví dụ, một bài viết về chế độ ăn thay thế dành cho người bệnh ung thư có thể có góc nhìn khác nếu nó được đăng trên một trang web thương mại thay vì được đăng tải bởi một cơ quan chính phủ hoặc tổ chức chuyên nghiệp.
Bạn có thể liên hệ với trang web hay không?
Bạn có thể tìm thấy thông tin liên hệ của tác giả và đơn vị tài trợ trên trang web.
Điều này bao gồm ít nhất một trong các thông tin dưới đây
- địa chỉ email
- số điện thoại
- địa chỉ nhận thư
Điều này cần thiết để giải đáp bất kỳ câu hỏi, thắc mắc hoặc phản hồi nào của bạn về trang web.
Trang web nên cung cấp cho bạn các điều khoản và điều kiện sử dụng phòng chat, nếu nó có tính năng này. Và nó cũng nên thông báo cho bạn về phí dịch vụ nếu có.
Bạn cần biết ai là người chịu trách nhiệm giám sát các cuộc thảo luận trực tuyến. Nhân viên y tế có thể không giám sát các cuộc trò chuyện trên phonhg chat hoặc các diễn đàn thảo luận về các liệu pháp thay về và bổ sung. Do đó, không hề dễ chút nào để xác định xem thông tin mà bạn nhận được có đáng tin cậy hay không. Bạn có thể chỉ đang nhận được ý kiến từ người khác.
Những thông tin khác cần tìm kiếm
Việc kiểm tra 3 ký tự cuối trên địa chỉ trang web có thể hữu ích. Khi một trang web thuộc về một quốc gia, 3 ký tự cuối có thể chứa tên viết tắt của quốc gia đó. Ví dụ org.uk của Vương quốc Anh hoặc .com.au thuộc về Úc.
Nguồn ảnh: Internet
Danh sách dưới đây cung cấp một số gợi ý về địa chỉ và người cung cấp nguồn thông tin, điều này có thể hữu ích:
- Các trang web hoạt động thương mại kết thúc bằng .com
- Các trang web của cơ quan chính phủ kết thúc bằng .gov
- Các trang web của các tổ chức giáo dục như trường đại học kết thúc bằng .ac hoặc .edu
- Các trang web của tổ chức từ thiện hoặc phi lợi nhuận kết thúc bằng .org
- Các trang web của tổ chức mạng lưới kết thúc bằng .net
Making your decision
Hãy đưa ra quyết định của chính bạn
Trước khi quyết định áp dụng bất kỳ loại liệu pháp nào bạn đã đọc trên internet, bạn nên cân nhắc những gợi ý quan trọng dưới đây:
- Hỏi ý kiến bác sĩ điều trị của bạn.
- Tìm hiểu về tác giả của trang web, nhà tài trợ và các thông tin khác.
- Tìm hiểu xem có nghiên cứu khoa học nào về liệu pháp này không.
- Xem danh sách các tổ chức về liệu pháp bổ trợ để tìm các trang web khác có thông tin đáng tin cậy.
- Đọc về liệu pháp trên các trang thông tin về từng loại liệu pháp cá nhân trên trang web của chúng tôi.
Nguồn: https://www.cancerresearchuk.org/
Đường dẫn:
Biên dịch: ThS. Nguyễn Hà My, phòng QLCL-CTXH, Ds. Chu Hà My, Khoa Dược
Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Thanh Hằng, Phòng HTQT&NCKH