Bệnh viện ung bướu hà nội

- Nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng!

MỘT SỐ TIẾN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN TIẾN XA VÀ DI CĂN

Ung thư phổi (UTP) là bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Tại Việt Nam ghi nhận năm 2018, số ca mắc mới là 23,6 nghìn ca, lớn thứ hai chỉ sau ung thư gan. UTP được chia thành hai nhóm chính là UTP tế bào nhỏ (UTPTBN) và UTP không tế bào nhỏ (UTPKTBN), trong đó UTPKTBN chiếm 80-85%. Do tính chất ác tính của bệnh, đa số các bệnh nhân phát hiện và đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, thể trạng người bệnh yếu, điều này làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.3 Gần đây, với sự ra đời và tiến bộ nhanh chóng của y học chính xác (Precision medicine) hay y học cá thể hoá (Personalized medicine), điều trị UTP đã có những bước tiến đáng kể với sự xuất hiện của liệu pháp điều trị nhắm trúng đích và liệu pháp miễn dịch, bên cạnh những phương pháp cơ bản như hoá chất và xạ trị.

1. Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích

Trong vòng 30 năm trở lại đây, với sự phát triển của sinh học phân tử, nghiên cứu về hồ sơ di truyền học trong bệnh lý ung thư, đặc biệt là ung thư phổi đã thật sự bùng nổ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra các loại đột biến gen quan trọng có ảnh hưởng đến ung thư, còn gọi là ''driver mutation''. Các thuốc đích nhắm vào các đột biến này thông qua các thụ thể trên bề mặt tế bào ung thư, ức chế sự phát triển và thúc đẩy quá trình chết tự nhiên của tế bào u, từ đó làm giảm kích thước và tiêu diệt khối u.

Đối với ung thư phổi, các đột biến được nghiên cứu rộng rãi và đã áp dụng điều trị thành công bao gồm đột biến gen EGFR (Epidermal growth factor receptor - thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì) và ALK (Anaplastic lymphoma kinase). Ngoài ra, một số đột biến khác cũng đã được tìm thấy và đã có thuốc điều trị như đột biến gen ROS1, BRAF, KRAS, RET,... hứa hẹn các phương pháp điều trị hiệu quả mới đối với bệnh lý UTP trong tương lai.

1.1 Đột biến gen EGFR

Đây là loại đột biến gen thường gặp nhất ở bệnh nhân UTP, đặc biệt trên quần thể người châu Á, bệnh nhân nữ, không hút thuốc và tế bào ung thư có nguồn gốc từ biểu mô tuyến. Tỷ lệ bệnh nhân UTP châu Á có mang đột biến gen này lên tới 40-50%.

Hiện nay, các thuốc tác động vào đích EGFR có 3 thế hệ đang được sử dụng cho các bệnh nhân UTPKTBN, cụ thể bao gồm:

- Thế hệ 1: thuốc Erlotinib và Gefitinib. Hai thuốc này có hiệu quả điều trị tương đương nhau, giúp kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển khoảng 5-6 tháng so với hoá trị. Ưu điểm của nhóm này là an toàn, ít tác dụng phụ, thường gặp nhất là nổi ban da (với Erlotinib) và tăng men gan (với Gefitinib). Các tác dụng không mong muốn này sẽ được quản lý bởi bác sĩ điều trị bằng các thuốc hỗ trợ khác và hầu hết có thể kiểm soát được.

- Thế hệ 2: Afatinib và Dacomitinib. Các thuốc này đã được chứng minh có hiệu quả không chỉ với những trường hợp mang đột biến gen EGFR thường gặp (như đột biến trên exon 19 - del 19 và exon 21 - L858R), mà còn với những bệnh nhân mang đột biến gen EGFR hiếm gặp - thường kháng với hoá chất (như đột biến trên exon 20: L861Q, G719X và S768I). Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế đó, các thuốc thế hệ 2 thường mang lại nhiều độc tính hơn khi sử dụng thuốc như tiêu chảy, viêm ruột, nổi ban da với mức độ độc tính thường nặng hơn so với các thuốc thế hệ 1 và 3.

- Thế hệ 3: Osimertinib. Thuốc Osimertinib không những có khả năng ức chế hoạt động của đột biến gen EGFR, mà còn có thể ức chế đột biến gen T790M - một loại đột biến mắc phải của gen EGFR, thường xuất hiện sau khi bệnh nhân được điều trị với thuốc nhắm trúng đích EGFR thế hệ 1,2 sau khoảng thời gian 9-12 tháng, làm tăng khả năng thất bại với điều trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, chỉ khoảng 50-60% các trường hợp người bệnh UTP đã điều trị thuốc nhắm trúng đích thế hệ 1,2 có biểu hiện đột biến này. Ngoài ra, Osimertinib còn được chứng minh có hiệu quả tốt với các tổn thương di căn não - vị trí di căn thường gặp nhất trong UTP.

1.2 Đột biến gen ALK

Trong UTPKTBN, tỷ lệ các bệnh nhân có đột biến ALK là khoảng 3-7%, đa số hay gặp trên các người bệnh trẻ tuổi, phụ nữ, không hút thuốc lá và có thể mô bệnh học khối u là ung thư biểu mô tuyến. Đột biến ALK được phát hiện bằng xét nghiệm hoá mô miễn dịch hoặc lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) hay xét nghiệm giải trình tự gen thế hệ mới (NGS - New generation sequencing). Điều trị bằng các thuốc kháng ALK giúp đem lại hiệu quả đáng kể trong việc giúp tăng tỷ lệ đáp ứng của khối u, kéo dài thời gian sống thêm không bệnh, thời gian sống thêm toàn bộ. Ưu điểm của các thuốc này là có ít tác dụng không mong muốn, thông thường là nôn, buồn nôn, mệt mỏi và chủ yếu ở mức độ nhẹ. Các thuốc nhắm trúng đích kháng ALK bao gồm:

- Thế hệ 1: Crizotinib

- Thế hệ 2: Alectinib, Ceritinib, Brigatinib

- Thế hệ 3: Lorlatinib

Các thuốc này đã được nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ rệt trên đối tượng bệnh nhân mắc UTP giai đoạn tiến xa hoặc di căn có đột biến ALK, so với nhóm điều trị hoá chất tiêu chuẩn. Vì vậy, bên cạnh các thuốc nhắm trúng đích EGFR, đây sẽ là giải pháp điều trị đầy hứa hẹn đối với các bệnh nhân UTP.

1.3 Một số đột biến gen khác

Trên thực tế, bên trong các tế bào khối u có thể có rất nhiều loại đột biến khác nhau. Với sự phát triển của y học chính xác và các kỹ thuật hiện đại, ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các thuốc nhắm vào đích tác động khác mặc dù tỷ lệ bệnh nhân mang các đột biến này không nhiều. Các thuốc có thể kể đến như:

- Đột biến MET: MET là 1 gen tiền ung thư mã hóa cho thụ thể xuyên màng MET tyrosine kinase. Trong ung thư phổi có 2 hình thức biến đổi chủ yếu của MET đó là protein biểu lộ quá mức và phosphoryl hóa. Tỷ lệ đột biến gen MET khoáng

Gói khám tầm soát ung thư