Hình 1: Vị trí tiền liệt tuyến
Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến (UTTLT) ngày nay là một trong những bệnh ung thư hay gặp nhất ở nam giới. Tại Mỹ, từ những năm 1975 tỉ lệ mắc của UTTLT rơi vào khoảng 90/100.000 nam giới và tỉ lệ tử vong do loại ung thư này vào khoảng 35/100.000 nam giới mỗi năm. Cùng với sự sử dụng rộng rãi kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến PSA và siêu âm trong tầm soát và chẩn đoán, thống kê về tỉ lệ mắc và tử vong tại Mỹ đã có dấu hiệu tăng vọt, đạt đỉnh vào năm 1992 với lần lượt 2 tỉ lệ này là 250/100.000 và gần 50/100.000 nam giới mỗi năm, gây ra nỗi sợ hãi cho người dân. Tuy nhiên, với sự quan tâm đúng mực và sự tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị UTTLT, tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong tại Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung đã có những chuyển biến tích cực.
Hình 2: Biểu đồ tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong do UTTLT tại Mỹ
Dù vậy UTTLT vẫn là một gánh nặng bệnh tật trên thế giới. Theo Globocan (một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế - trực thuộc Tổ chức Y Tế Thế Giới), năm 2018 có khoảng 350.000 nam giới chết mỗi năm vì UTTLT và khoảng 1,1 triệu ca mắc mới, xếp thứ 5 về tỉ lệ tử vong và xếp thứ 2 về tỉ lệ mắc mới. Tuy nhiên, tại Việt Nam dường như UTTLT vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Cũng theo ghi nhận của Globocan, tại Việt Nam năm 2018 chỉ phát hiện 3959 ca mắc mới, nhưng có tới 1873 ca tử vong do UTTLT. Điều này có thể được giải thích là do việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, do đó các ca mắc mới đa phần ở giai đoạn muộn nên tỉ lệ tử vong còn cao. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc triển khai các chương trình khám sàng lọc ở những đối tượng nguy cơ cao, bản thân người dân cũng cần có ý thức hơn trong việc chủ động đến các cơ sở y tế để khám tầm soát định kỳ. Vậy đâu là những đối tượng cần khám tầm soát UTTLT?
1. Nguyên nhân gây bệnh
Ngày nay, người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra UTTLT. Cũng như tất cả các loại ung thư khác, sự sinh sản của những tế bào bị đột biến gen nhiều lần được xem như là nguyên nhân gây ra UTTLT. Sự sinh sản này xảy ra liên tục và không ngừng do các tế bào đột biến không còn chịu sự kiểm soát của cơ thể. Vì thế, bệnh luôn có khuynh hướng lan rộng tại chỗ cũng như lan sang các cơ quan khác (di căn). Tuy nhiên, qua những thống kê dịch tễ học, người ta nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ như sau :
- Tuổi càng cao càng dễ bị UTTLT.
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh thì cần chú ý đến những người cao tuổi trong gia đình.
- Những người mà điều kiện làm việc tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ.
- Ăn nhiều thịt, mỡ động vật: vì thịt động vật nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất heterocyclic amines, hoặc khi nướng trên lửa sẽ sinh ra polycyclic aromatic hydrocarbons, là những chất gây ra ung thư. Dầu thực vật, mỡ cá và các sản phẩm từ sữa như bơ, phô-mai không có nguy cơ gây UTTLT.
- Các thực phẩm giàu năng lượng dễ gây ra UTTLT. Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa UTTLT và những người có khối lượng cơ thể quá khổ, chỉ số BMI cao (body mass index).
- Hoạt động tình dục nhiều cũng có thể gây ra UTTLT, tuy nhiên vấn đề này còn đang gây nhiều tranh cãi.
- Phì đại tiền liệt tuyến cũng góp phần trong UTTLT.
- Những người thắt ống dẫn tinh sẽ tăng nguy cơ UTTLT hơn người bình thường sau 20 năm.
- Thiếu sinh tố D.
Các yếu tố giúp giảm nguy cơ UTTLT
- Lycopene là một chất carotenoid có nhiều trong cà chua. Ăn nhiều lycopene giúp giảm UTTLT 21%.
- Sinh tố A với chất beta-carotene giúp giảm nguy cơ UTTLT.
- Sinh tố E (alpha-tocopherol) và chất selenium cũng giúp giảm UTTLT.
- Phytoestro-gens có tác dụng như một estrogens yếu và là một chất chống ôxy hóa gồm 2 nhóm hợp chất giống nội tiết tố sinh dục nữ: Isoflavonoids và lignans có nhiều trong đậu nành và những loại rau khác sẽ giúp chống UTTLT.
- Hoạt động thể dục thể thao.
2. Dấu hiệu lâm sàng khi mắc UTTLT
Có thể gặp các triệu chứng tại chỗ và triệu chúng toàn thân:
Triệu chứng tại chỗ:
- Bí đái gặp 20-25%.
- Đau lưng, đau chân gặp 20-40%
- Đái máu gặp 10-15%.
- 47% bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến không có triệu chứng.
Triệu chứng toàn thân
- Sút cân, ăn mất ngon
- Đau xương hoặc gãy xương bệnh lý
- Đau phù chi dưới
- Suy thận nếu ung thư tiền liệt tuyến xâm lấn hai lỗ niệu quản và các hạch sau phúc mạc.
Hình 3: khám tiền liệt tuyến qua đường trực tràng
3. Một số phương pháp để chẩn đoán UTTLT
Khám TLT bằng tay qua trực tràng có thể phát hiện thấy tiền liệt tuyến có nhân rắn, các thuỳ không đối xứng, mật độ không đều hoặc tiền liệt tuyến rắn chắc không còn ranh giới rõ ràng với tổ chức xung quanh.
Xét nghiệm máu PSA - một loại kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến (PSA trong máu bình thường thay đổi từ 0 - 4 nanograms/ml). PSA do các tế bào TLT tiết ra, đặc biệt là các tế bào UTTLT tiết ra rất nhiều PSA trong máu bệnh nhân. Phần lớn PSA trong máu đều gắn với protein huyết tương. Chỉ có khoảng 30% ở dạng tự do. Vì vậy PSA được coi là dấu ấn của ung thư TLT. Giá trị bình thường của PSA dưới 4 ng/ml. Khi PSA trên 10 ng/ml thì thật sự có bất thường và phải kiểm tra TLT ngay. Từ 4 - 10 ng/ml là giá trị trung gian cần phải theo dõi thường xuyên( cần đánh giá thêm tỷ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần,