Bệnh viện ung bướu hà nội

- Nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng!

VAI TRÒ VÀ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi (UTP) hay ung thư phế quản là thuật ngữ để chỉ bệnh ác tính của phổi xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, các tuyến của phế quản, hoặc các thành phần khác của phổi.

Ung thư phổi là một trong 3 bệnh ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu. Theo GLOBOCAN 2012, tại Việt Nam, ung thu phổi đứng hàng thứ nhì chỉ sau ung thư gan với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở cả hai giới là 25,2. Bệnh thường gặp ở nam giới, với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 41,1 ở nam và 12,2 ở nữ giới, ước tính mỗi năm có khoảng 22.000 trường hợp mới mắc (16.000 nam và 6.000 nữ) và tử vong khoảng gần 19.600 bệnh nhân.

Ung thư phổi được chia thành hai loai chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer) - chiếm khoảng 10-15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non small cell lung cancer) - chiếm khoảng 85%.

Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao do bệnh thường được chẩn đoán vào giai đoạn tiến xa nên cần tăng cường hiệu quả hoạt động tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi. Gần đây, chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc năng lượng thấp được chấp thuận như biện pháp tầm soát cho đối tượng nguy cơ cao (hút thuốc lá nhiều năm trên 30 gói/năm)

Các phương pháp điều trị ung thư phổi gồm có phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị đích. Tùy vào giai đoạn bệnh mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Vai trò và chỉ định phẫu thuật trong điều trị ung thư phổi

Vai trò

Theo phác đồ điều trị của Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia của Hoa Kỳ (NCCN), phẫu thuật là phương pháp lựa chọn đầu tiên và cơ bản khi bệnh ở giai đoạn sớm (giai đoạn còn khu trú, giai đoạn I, II, IIIA). Vai trò và mục đích của phẫu thuật là loại bỏ triệt để khối u và các hạch di căn trong lồng ngực, ngăn chặn xâm nhiễm cục bộ và di căn xa, làm giảm bớt hoặc mất các triệu chứng lâm sàng phát sinh do khối u gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương pháp điều trị bổ trợ khác.

Yêu cầu của phẫu thuật triệt để bao gồm việc cắt trọn thùy phổi mang khối u đạt diện cắt âm tính và vét hạch vùng hệ thống theo bản đồ ở các chặng N1, N2. Đôi khi cần thiết cắt hai thùy kế cận hoặc một bên phổi.

Các phương pháp phẫu thuật gồm:

- Cắt theo giải phẫu chuẩn:

+ Cắt một thùy phổi: Là cắt theo giải phẫu chuẩn của thùy phổi, phẫu tích theo rãnh liên thùy tới sát rốn phổi, kiểm soát các động mạch, tĩnh mạch, phế quản thùy phổi đã dự định. Áp dụng khi khối u còn nằm khu trú trong một thùy giải phẫu.

+ Cắt hai thùy phổi: Là cắt theo giải phẫu cả hai thùy phổi khi tổn thương xâm lấn qua rãnh liên thùy sang thùy phổi kế cận. Áp dụng cho bên phổi phải bao gồm cắt thùy trên hoặc thùy dưới cùng với thùy giữa

+ Cắt phổi: Là cắt toàn bộ một lá phổi theo phân chia của động mạch phổi chính, cắt tĩnh mạch phổi trên và tĩnh mạch phổi dưới, cắt phế quản gốc đến sát mức carina.

- Cắt không theo giải phẫu chuẩn (cắt không điển hình):

+ Cắt phân thùy phổi

+ Cắt góc nhu mô phổi (cắt Wedge, cắt hình chêm)

+ Cắt rìa: Cắt quanh khối u với diện cắt an toàn R0

Hiện nay các phương pháp cắt phổi không điển hình ít được áp dụng do không đảm bảo được tính triệt căn của phẫu thuật và tỷ lệ tái phát cao. Chỉ áp dụng trong một số ít các trường hợp chức năng thông khí phổi thấp, giai đoạn sớm khi kích thước u

Gói khám tầm soát ung thư